Đối với một vài người, golf là một môn nghệ thuật. Điều đó đúng với golfer như Bubba Watson, không cần phải quá để tâm đến kỹ thuật, mà đơn giản chỉ là cảm giác, cảm nhận về sân golf.
Đối với một số khác, golf lại là một môn khoa học. Ví dụ rõ ràng nhất có thể kể đến là Bryson DeChambeau, người luôn tìm cách dập khuôn mọi thứ nhất có thể.
2 phong cách này, không có gì đúng cũng chẳng có gì sai, và hầu hết người chơi golf sẽ tìm thấy mình ở giữa 2 thái cực.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một vài trường hợp khoa học sẽ tỏ ra chiếm ưu thế. Ví dụ như khi nước còn dính trên mặt gậy hoặc dính trên bóng sẽ làm ảnh hưởng đến đường bóng bay.
Nước sẽ làm cho tiếp xúc giữa gậy và bóng trở nên trơn trượt và khó kiểm soát hơn. Nếu bóng và gậy khô, khi tiếp xúc sẽ tạo ra nhiều ma sát hơn, đồng nghĩa với việc tạo ra độ xoáy bóng.
Love it, love it, love it... pic.twitter.com/A2YWkqWvzb
— Michael Finney (@mfinneygolf) April 2, 2020
Cùng tham khảo các dữ liệu nghiên cứu sau:
Gậy ướt, bóng khô:
Góc phóng: 27,8 độ
Độ xoáy: 5,463 vòng/phút
Độ cao: 8m
Gậy khô, bóng ướt:
Góc phóng: 30,1 độ
Độ xoáy: 5,291 vòng/phút
Độ cao: 8,66m
Gậy khô, bóng khô:
Góc phóng: 25,4 độ
Độ xoáy: 6,603 vòng/phút
Độ cao: 6,5m
Dễ dàng nhận thấy nếu bóng khô, khi impact sẽ tạo ra nhiều độ xoáy và bóng sẽ bay với độ cao thấp hơn. Từ đó, khi bay lên không trung, bóng sẽ đạt tốc độ cao, xa hơn, và từ đó nâng cao khoảng cách của cú đánh.
Tổng kết lại, để đạt được một đường bóng xa, có tính kiểm soát cao, hãy luôn lau khô mặt gậy, đặc biệt là các đường rãnh, trước mỗi cú đánh.