Không dễ dàng để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Không chỉ đòi hỏi về thể chất lớn hơn mà còn phải đối mặt với áp lực tâm lý nặng nề trong khi thi đấu. Đây là điều mà vận động viên quần vợt 18 tuổi người Anh Emma Raducanu đã viết trên mạng xã hội sau khi cô rút lui ở giải Wimbledon 2021. Mặc dù đã thể hiện rất tốt trong giải đấu, nhưng cô bắt đầu gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhịp thở và nhịp tim của mình trong một trận đấu, mà sau này cô ấy cho rằng đó là “sự tích tụ của sự phấn khích và ồn ào”.
Emma Raducanu đã rút lui khi đang thi đấu vòng 4 Wimbledon 2021.
Emma không phải là người duy nhất mà còn có nhiều VĐV đã gặp phải tình huống tương tự như cô. Có nhiều lý do tại sao căng thẳng có thể gây ra những phản ứng cơ thể mạnh mẽ như vậy. Nhưng với sự huấn luyện, phản ứng này có thể được thay đổi để các VĐV sẽ phản ứng tích cực trước áp lực.
Đánh giá căng thẳng
Căng thẳng làm giảm hiệu suất là gần như không thể tránh khỏi của các VĐV chuyên nghiệp trong các giải đấu. Thông thường, căng thẳng là kết quả của sự trao đổi giữa hai yếu tố: nhu cầu và nguồn lực. Một người có thể cảm thấy căng thẳng về một sự kiện nếu họ cảm thấy những yêu cầu đối với họ lớn hơn mức họ có thể xử lý. Vì vậy, đối với một vận động viên, các yêu cầu bao gồm mức độ nỗ lực thể chất và tinh thần cao cần thiết để thành công, mức độ không chắc chắn của mình với giải đấu hoặc cơ hội thành công của mình và bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào đối với sức khỏe của họ (chẳng hạn như chấn thương)... hoặc sự kỳ vọng, mong muốn của chính họ.
Mặt khác, nguồn lực là khả năng của một người để đối phó với những nhu cầu này. Chúng bao gồm các yếu tố như mức độ tự tin, mức độ kiểm soát mà họ tin rằng họ có kết quả của mình trong giải họ tham gia này. Mỗi nhu cầu mới hoặc thay đổi trong hoàn cảnh đều ảnh hưởng đến việc một người phản ứng tích cực hay tiêu cực với căng thẳng. Thông thường, một người càng cảm thấy họ có nhiều nguồn lực hơn để xử lý tình huống, thì phản ứng căng thẳng của họ càng tích cực hơn. Phản ứng căng thẳng tích cực này được gọi là trạng thái thách thức. Nhưng nếu một người cảm thấy có quá nhiều yêu cầu đặt ra cho họ, thì họ càng có nhiều khả năng gặp phải phản ứng căng thẳng tiêu cực – được gọi là trạng thái đe dọa. Nghiên cứu cho thấy trạng thái thách thức dẫn đến hiệu suất tốt, trong khi trạng thái đe dọa dẫn đến hiệu suất kém hơn.
Vì vậy, trong trường hợp của Emma Raducanu, lượng khán giả lớn hơn nhiều, kỳ vọng cao hơn và đối mặt với một đối thủ khéo léo hơn, tất cả có thể khiến cô ấy cảm thấy có những yêu cầu lớn hơn đặt ra cho mình - nhưng cô ấy không có đủ nguồn lực để giải quyết chúng. Điều này dẫn đến việc cô ấy trải qua một phản ứng đe dọa.
Hậu quả của căng thẳng
Phản ứng trước thách thức và mối đe dọa của chúng ta về cơ bản ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta phản ứng với các tình huống căng thẳng, vì cả hai đều ảnh hưởng đến việc sản xuất adrenaline và cortisol (còn được gọi là “hormone căng thẳng”).
Trong trạng thái thử thách, adrenaline làm tăng lượng máu được bơm ra khỏi tim và làm giãn nở các mạch máu. Điều này tốt cho cơ thể, vì adrenaline cho phép cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ và não. Sự gia tăng lượng máu và giảm áp suất trong mạch máu này liên quan chặt chẽ đến thành tích thể thao vượt trội trong mọi lĩnh vực, từ đánh golf, tennis và các môn thể thao khác…điển hình ở Việt Nam nhiều người chúng ta thấy trạng thái thực hiện quả phạt đền trong bóng đá .
Nhưng trong trạng thái bị đe dọa, cortisol ức chế tác dụng tích cực của adrenaline, dẫn đến mạch máu chặt hơn, huyết áp cao hơn, phản ứng tâm lý chậm hơn (chẳng hạn như đưa ra quyết định kém hơn) và nhịp tim cao hơn. Nói tóm lại, trạng thái bị đe dọa khiến mọi người lo lắng hơn – họ đưa ra những quyết định tồi tệ hơn và hoạt động kém hơn.
Biểu hiện sức khỏe tinh thần của VĐV
Ở những người chơi quần vợt đã có thử nghiệm trong hai năm 2015-2016 ở các VĐV chuyên nghiệp tham gia giải Wimbledon, mức độ cortisol cao hơn có liên quan đến nhiều lần giao bóng không thành công hơn và mức độ lo lắng cao hơn.
Điều đó nói rằng, lo lắng cũng là một trải nghiệm phổ biến đối với các vận động viên khi họ phải chịu áp lực. Lo lắng có thể làm tăng nhịp tim và đổ mồ hôi, khiến tim đập nhanh, run cơ và khó thở, cũng như đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày, suy nhược và muốn trốn thoát trong những trường hợp nghiêm trọng hơn. Lo lắng cũng có thể làm giảm khả năng tập trung và khả năng tự kiểm soát (chẳng hạn như khả năng giữ bình tĩnh) và gây ra suy nghĩ quá mức. Mức độ lo lắng của một người phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn lực mà họ có.
Đối phó cơ chế
Phản ứng căng thẳng tiêu cực có thể gây hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần, việc phản ứng lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và trầm cảm .
Nhưng có nhiều cách vận động viên có thể đảm bảo họ phản ứng tích cực trước áp lực. Phản ứng căng thẳng tích cực có thể được thúc đẩy bằng cách khuyến khích cảm giác tự tin và kiểm soát thông qua ngôn ngữ mà chúng ta và những người khác (chẳng hạn như huấn luyện viên hoặc cha mẹ) sử dụng. Các nhà tâm lý học cũng có thể giúp các vận động viên thay đổi cách họ nhìn nhận các phản ứng sinh lý của mình – chẳng hạn như giúp họ coi nhịp tim cao hơn là sự phấn khích chứ không phải căng thẳng. Các kỹ năng tâm lý: như hình dung, tưởng tượng, tạo sự tự tin – cũng có thể giúp giảm phản ứng sinh lý của chúng ta trước mối đe dọa. Điều này có thể liên quan đến việc tạo ra một bức tranh tinh thần về khoảng thời gian khi vận động viên thể hiện tốt hoặc hình dung chính họ sẽ làm tốt trong tương lai. Điều này có thể giúp tạo cảm giác tự tin và kiểm soát sự kiện căng thẳng.
Tạo lại áp lực cạnh tranh trong quá trình luyện tập cũng có thể giúp các vận động viên học cách đối phó với căng thẳng. Một ví dụ về điều này có thể là các vận động viên tạo ra các cuộc đua với các đồng nghiệp của họ trong quá trình luyện tập để tạo cảm giác cạnh tranh. Điều này sẽ nâng cao yêu cầu trải nghiệm của người chơi so với một buổi tập bình thường, trong khi vẫn cho phép họ luyện tập đối phó với căng thẳng. Đây là biện pháp được đánh giá là hiệu quả nhất và được nhiều các VĐV, cũng như các HLV áp dụng.
Do đó, có thể học cách phản ứng tốt hơn với những tình huống căng thẳng hãy đồng thời áp dụng các biện pháp nêu trên, nhưng biện pháp tốt nhất theo hầu hết các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của người viết đó là sự cọ sát thường xuyên để tạo nên tâm lý tốt và đồng thời cũng là sự thuần thục việc thực hành các kỹ thuât. Đặc biệt với các vận động viên trẻ tuổi thì việc cọ sát thường xuyên là biện pháp tốt nhất để tạo ra tâm lý cho mình trước các trận đấu lớn đang chờ họ phía trước.
Cám ơn Bs. Partrick Ng đã hỗ trợ chuyên môn cho tác giả.
Nguyễn Sơn.