Trò chơi bị cấm: Gôn và giấc mơ của người Trung Quốc
10:42:00 31/07/2023

Sự phát triển golf ở Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng qua cách đánh giá của người viết sau khi đọc cuốn sách "Trò chơi bị cấm: Gôn và giấc mơ của người Trung Quốc".

The Forbidden Game: Golf and the Chinese Dream (Trò chơi bị cấm: Gôn và giấc mơ của người Trung Quốc) là một cuốn sách phi hư cấu của Dan Washburn, một nhà báo người Mỹ sống ở Thượng Hải, Trung Quốc từ năm 2002 đến 2011. Nó được xuất bản bởi Oneworld Publications vào năm 2014. Trong cuốn sách, Washburn miêu tả mâu thuẫn của golf như một "phép ẩn dụ”- Gôn như một xã hội Trung Quốc thu nhỏ với rất nhiều mâu thuẫn nhưng phát triển nhanh. The Financial Times vinh danh The Forbidden Game là một trong những cuốn sách hay nhất năm 2014.

Washburn cho biết "thế giới phức tạp xung quanh "gôn" về nhiều mặt dường như là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc mà tôi đang sống.", sự phát triển của gôn ở Trung Quốc, nơi việc xây dựng các sân gôn mới chính thức bị cấm, là "phong vũ biểu" cho "sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước" nhưng "nó cũng là biểu tượng của thực tế quyến rũ của quá trình phát triển khó khăn và phức tạp của một quốc gia từ đang phát triển sang phát triển: tham nhũng, bỏ bê môi trường, tranh chấp quyền sử dụng đất ở nông thôn và khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo".

Washburn kể câu chuyện của mình "thông qua cuộc đời của ba nhân vật chính: Zhou, một công nhân nhập cư làm công việc bảo vệ nhưng cố gắng trở thành một tay golf chuyên nghiệp; Wang- một nông dân ở vùng nhiệt đới, đảo Hải Nam, người đã tìm thấy một công việc mới là chủ nhà hàng sau khi đất của ông ta được giao cho một sân gôn và Martin, một nhà thầu sân gôn người Mỹ làm việc chăm chỉ. Cả ba nhân vật đã tìm thấy các cơ hội phát triển bản thân khi đến với gôn ở Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh cấm xây sân golf từ năm 2004 để bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai. Nhưng theo khảo sát của Công ty dịch vụ golf Forward Management Group ở Thâm Quyến, số lượng sân gôn tại Trung Quốc đã tăng vọt từ 170 năm 2004 lên tới hơn 1.000 vào cuối năm 2014. Tại sao một ngành công nghiệp bị cấm đoán lại phát triển dữ dội đến thế?. Người Trung Quốc có câu: “Trời thì cao, hoàng đế thì ở xa”. Nghĩa là các quy định do trung ương ban hành thường bị cấp địa phương phớt lờ, dù không có quyền cấp phép xây sân gôn nhưng chính quyền các địa phương Trung Quốc đặc biệt ưa thích mô hình đầu tư này. Đó là điều đương nhiên bởi golf là môn thể thao chỉ dành cho giới nhà giàu. Tại sân golf Mission Hills ở Thâm Quyến, phí thành viên cấp cao lên tới 322.100 USD/năm. Rất nhiều doanh nhân và người giàu Trung Quốc chơi gôn để thể hiện địa vị xã hội. Điều quan trọng nhất là địa phương sở hữu đất đai, khi bán đất cho các tập đoàn địa ốc thì địa phương và quan chức sẽ đút túi những khoản tiền béo bở.

Bắt đầu từ năm 2014 giai đoạn Tập Cận Bình lãnh đạo, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa một loạt sân golf lớn. Điển hình nhất là vụ phá sân gôn 18 lỗ rộng 64ha ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 3/2014. Và cũng trong năm đó, nhà chức trách cũng đã đóng cửa bốn sân golf lớn khác. Hai sân bị phá hủy hoàn toàn, sân thứ ba trở thành công viên sinh thái và sân thứ tư được chuyển đổi thành trang trại trồng trà. Chính quyền Bắc Kinh khẳng định đây là lời cảnh báo đối với những công ty cố tình vi phạm lệnh cấm xây sân gôn.

Theo Washburn đây là một thời gian kỳ lạ ở Trung Quốc. Chiến dịch trấn áp tham nhũng dường như không bao giờ kết thúc của Tập Cận Bình đã tạo ra một môi trường kinh doanh và chính trị rất căng thẳng và không chắc chắn. Thiệt thòi nhất trong thương vụ xây sân gôn chính là nông dân mất đất. Khi chính quyền địa phương và các tập đoàn địa ốc thu hồi đất đai để xây sân gôn, người dân được nhận tiền đền bù nhưng với mức giá rất rẻ mạt, có nhiều khi chỉ bằng 1/10 mức giá thị trường. Họ biểu tình phản đối và những gì nhận được là hơi cay và án tù. Trong hơn 187.000 vụ biểu tình lớn ở Trung Quốc mà chính quyền Bắc Kinh thừa nhận hồi năm 2010, có tới 2/3 liên quan đến đất đai. Sân gôn theo Washburn đều không có lãi ở Trung Quốc, nhưng các chủ đầu tư sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh bất động sản quanh khu vực sân gôn.

Với những người chơi gôn hướng tới chuyên nghiệp tại Trung Quốc

Đây là giấc mơ mà nhân vật Zhou một điển hình của rất nhiều người chơi gôn Trung Quốc muốn nắm bắt các cơ hội và vươn lên chính đáng, bằng nỗ lực chính bản thân. Trong hoàn cảnh như vậy Trung Quốc vẫn sản sinh được các tay gôn có thứ hạng cao trên thế giới, trong thành phần đội tuyển tham dự các thế vận hội thể thao trong khu vực và thế giới.  Với thế hệ trẻ sau thời kỳ 2014 điển hình là tay gôn Wenyi Ding, hiện xếp hạng 22 trong bảng xếp hạng nghiệp dư thế giới, là nhà vô địch đối kháng trẻ Mỹ mở rộng năm 2022. Tiếp xúc với Wenyi Ding có thể dễ nhận thấy đây là một thanh niên được giáo dục tốt và có ý trí vươn lên, thật xúc động khi Wenyi chia sẻ về sự kính trọng và biết ơn người cha của mình khi đã dồn hết tình yêu và đồng hành cùng anh đi khắp các giải đấu.

Trong ảnh phía trên là Wenyi Dinh chụp ảnh cùng các tay gôn trẻ hàng đầu của Việt Nam, Lê Khánh Hưng – Huy chương Vàng SEA GAMES 32, Nguyễn Anh Minh – Huy chương Đồng SEA GAMES 32 cùng với Đoàn Uy, cả ba trong đội hình đoạt huy chương Bạc đồng đội SEA GAME 32 tại Campuchia.

Một tương lai tươi sáng khi tháng 9/2023 Wenyi sẽ nhập học tại trường Arizona State University với mức học bổng 100 % và được chơi tại NCC Division 1 (D1). Bên cạnh Wenyi vẫn còn hơn 10 người chơi gôn trẻ sẽ được các trường Đại học khác tại Mỹ đón nhận trong năm học 2023 này. Sau khi tiếp xúc và xem Wenyi thi đấu người viết tin tưởng rằng anh sẽ nằm trong top những tay gôn hàng đầu thế giới sau này.

Thấy gì từ cuốn sách này

Xã hội Trung Quốc có quá nhiều tương đồng với Việt Nam, các bài học mà Trung Quốc phải trả giá cho sự phát triển gôn sẽ là bài học tránh được sự lãng phí, bất công và tầm nhìn và cái nhìn thiếu thiện chí với gôn. Những điều này phần nào ngăn cản sự phát triển gôn với những đóng góp tích cực cho cộng đồng về kinh tế và nhưng giấc mơ chính đánh chinh phục gôn của những người yêu gôn. Gôn cần khai thác kết hợp với các nghành kinh tế khác và đủ tầm để thu hút các giải đấu lớn theo quy chuẩn để đón nhận các quả ngọt của việc đầu tư trong đó việc tạo ra các người chơi gôn giỏi được coi là yếu tố quan trọng.

Một điều mà rất nhiều người băn khoăn khi nói về gôn, đó là tác động của nó với môi trường với các hoá chất được sử dụng để diệt các loài sâu ăn cỏ làm mất đi sự da dạng sinh học của khu vực, cũng như ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như các quy định được kế thừa từ các nước đi trước sẽ đảm bảo yếu tố ảnh hưởng này là thấp so với các nghành kinh tế khác rất nhiều. Một thực tế là các nước có yêu cầu cao về việc bảo vệ môi trường như Singapore họ vẫn có 11 sân gôn hoạt động trong đô thị …hay Nhật Bản và các nước công nghiệp phát triển khác cũng tương tự.

Người viết cũng biết nhiều gia đình là chủ của các sân gôn tại Việt Nam, họ sống ngay trong sân gôn với gia đình từ 2-3 thế hệ, thâm chí các trẻ nhỏ của các gia đình này luyện tập và chơi đùa hàng ngày trên sân gôn cùng bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Không nhẽ các chủ sân gôn đưa cả gia đình mình sống trong môi trường độc hại? ( Sân gôn Yên Bái Star Golf, Sân Gôn Vân Trì…).

Thay cho lời kết người viết xin mượn chính lời của tác giả cuốn sách: Gôn đã “đổi đời” ba nhân vật trong cuốn sách, cũng như hàng nghìn người chơi gôn khác của Trung Quốc, tạo ra một ngành công nghiệp với nhiều công ăn việc làm và thu nhập. Nó là một nền kinh tế xanh.

Tuy bị cấm ở Trung Quốc, nhưng họ vẫn có các tay gôn giỏi và đội tuyển mạnh ..và nền công nghiệp Gôn.

Cám ơn ông Bình Nguyễn – Business Development Manager Vietnam/ NIKCLAUS Design đã tặng cuốn sách : The Forbidden Game: Golf and the Chinese Drea.

Nguồn: Nguyễn Sơn

 

 

Phạm Duy Dương