Harbour Town Golf Links: Viên ngọc quý tại Nam Carolina
17:10:00 16/04/2024

Di chuyển từ Augusta National tới Harbour Town Golf Links, PGA TOUR đang hướng đến bờ biển Nam Carolina để chuẩn bị cho Giải RBC Heritage lần thứ 56. Trong khi công nghệ và các nguyên tắc cơ bản đều đã thay đổi thì dường như Harbour Town vẫn giữ được vị thế của mình là một trong những bài kiểm tra khó nhất dành cho các golfer.

1. Sân links? 

“Links” trong tên của Harbour Town sẽ gợi cho mọi người về hình ảnh của một sân golf thoáng đãng, nhấp nhô với những green rộng như St Andrews hay Chambers Bay. Hoặc cũng có thể là đường fairway ôm sát mặt nước và “cưỡi trên gió” như Pebble Beach.

Nhưng đến với Harbour Town, golfer sẽ được trải nghiệm trên một sân links hoàn toàn khác biệt. Cây cối chiếm ưu thế trong phần lớn sân, vì vùng đất tại đây được hình thành từ 300 mẫu cây sồi, thông và mộc lan. Các golfer khi chơi trên hầu hết hố par 4 và par 5 rất ít khi có thể xảy ra sai sót trên fairway vì cây cối trên sân cản trở cú phát bóng “ương ngạnh” nhất. Nhiều cú đánh tiếp cận sẽ được thực hiện từ cạnh hàng thông, chứ không phải từ rough. 

Harbour Town Golf Links | Hilton Head Island Golf

Dành cho những ai đủ may mắn có thể tiếp cận green dễ dàng, green tại đây sẽ mang tới cho golfer trải nghiệm chưa từng có trên sân links khác. Green sử dụng cỏ Bermuda bóng mượt có diện tích trung bình là 3.700 feet vuông. Để so sánh, green của Augusta National có diện tích trung bình là 6.435 feet vuông. St Andrews có diện tích lên tới 13.608 feet vuông.

Sân links thường được biết tới có địa hình gần biển, tuy nhiên, cho tới tận hố thứ 17 thì yếu tố này mới được phát huy hết tác dụng khi mà có vịnh Calibogue Sound ôm lấy mạn trái của hố dài 198 yard par 3 này. Hố 18 là nơi có thể nói là mang nhiều đặc trưng nhất của một sân links khi có gió thổi thổi từ vịnh vào từ phía trái. 

Harbour Town được chơi hầu hết trên mặt đất khá bằng phẳng cạnh vịnh và có nhiều bunker, gồm một số bunker nguy hiểm đang rình rập ở sau green thứ 9. 

2. Sự chính xác được đề cao 

Với chiều dài 7.213 yard, Harbor Town là một trong những sân ngắn trong PGA TOUR. Thêm vào đó là những green rộng 3.700 foot vuông và vô số cây xanh tại Harbor Town yêu cầu những cú đánh chính xác và đánh mạnh mẽ từ golfer. 

Hố 17 tại Harbour Town

Trong khi yếu tố tự nhiên từ việc tọa lạc gần vịnh được phát huy tác dụng ở các hố số 17 và 18, có lẽ những thử thách khó khăn nhất lại đến ở các hố số 4, 8 và 14. Hố thứ 4 và hố thứ 14 chính là hình ảnh phản chiếu của nhau, với hố số 4 là hố 200 yard par 3 ôm bẫy nước ở nửa trái green; hố 14 là hố par 3 dài 192 yard với bẫy nước ở nửa bên phải của green. 

Theo truyền thống, hố số 8 đóng vai trò là hố khó nhất của Harbor Town, khi cú đánh tiếp cận dogleg trái đi vào vùng green hẹp có bẫy nước ở bên trái. Không giống như hố par 3 nói trên, bẫy nước này được bảo vệ bởi một dải cát bên cạnh green. 

3. Một kết thúc lộng gió

Sau khi vượt qua 16 hố đầu tiên tại Harbor Town, hai hố cuối cùng có thể mang lại cho golfer cảm giác về một sân đấu hoàn toàn khác. Ở hố số 17 par 3 dài 198 yard, cây cối xung quanh green không còn là vấn đề nữa, khó khăn nằm ở vịnh Calibogue Sound. Khu vực tiếp cận green phải chịu gió thổi từ đầm phá. Thông thường, điều này gây ra gió ngược ở khu vực phát bóng hoặc gió ngược trực tiếp về phía mặt nước ở bên trái green.

Giữa green và bẫy nước bên trái là một bunker dài 90 yard. Hai bunker nữa, bao gồm một trong những bunker sâu hơn ở rìa sân, đang chờ ở phía bên phải.

Tiếp theo, người chơi sẽ kết thúc vòng chơi với hố 18 par-4 đặc trưng của Harbor Town, với đầm lầy nhô ra fairway và khu vực green. Một hàng cây ở phía bên phải của fairway đảm bảo không mang lại cho người chơi một cú phát bóng dễ dàng nào. Ở phía xa, Ngọn hải đăng Harbour Town, ban đầu được xây dựng để giúp điều hướng các con thuyền, cung cấp cho người chơi mục tiêu hoàn hảo ngay từ điểm phát bóng, nhưng “nhắm vào ngọn hải đăng” nói thì dễ hơn làm.

4. Tác phẩm kết hợp của Pete Dye và Jack Nicklaus

Chuyện kể lại lại rằng, vào năm 1968, Charles E. Fraser, người đứng sau Sea Pines Resort và phần lớn sự phát triển du lịch của Hilton Head, muốn xây dựng một sân golf vô địch với phong cách cổ điển trên đảo. Ông ấy cũng muốn có một tên tuổi lớn gắn liền với golf nên đã tìm đến Jack Nicklaus, 28 tuổi, khi đó là đã là người 7 lần vô địch giải major. 

Từ trái qua phải: Jack Nicklaus, Donald O’Quinn, Charles Fraser, Pete Dye
Source: Heritage Classic Foundation

Jack thừa nhận kỹ năng thiết kế sân golf của ông lúc đó còn hạn chế và khuyên Charles nên mời một kiến ​​trúc sư bản xứ ở khu vực Columbus: Pete Dye.

Chưa bao giờ nghe nói về anh ta,” Charles nói.

Pete khi đó đã 43 tuổi nhưng chỉ sở hữu chưa đầy 10 thiết kế sân golf lúc ấy. Jack biết Pete từ những ngày họ thi đấu với nhau, và vào năm 1967, họ đã cùng nhau thiết kế The Golf Club gần Columbus. Pete và Jack chính thức bắt đầu dự án Harbor Town của họ vào ngày 2 tháng 7 năm 1968. Tháng 10 năm đó, PGA TOUR chấp nhận mời Fraser tổ chức một giải đấu trên sân, bắt đầu vào cuối tuần Lễ tạ ơn năm 1969. Áp lực thiết kế lên Pete càng nặng hơn. 

Bằng cách sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm mà mình có, Pete Dye đã cố tình thiết kế một sân có các đường fairway hẹp hơn và các green nhỏ hơn mức mà hầu hết người chơi PGA TOUR đã quen với. Trong hai vòng đầu tiên của sự kiện ra mắt năm 1969, có 39 golfer có điểm từ 80 gậy trở lên.

Trong khi một số chuyên gia phàn nàn về những thách thức tại đây thì người chiến thắng đã thành công chinh phục chúng. Arnold Palmer đã trở thành người chiến thắng đầu tiên của RBC Heritage, ghi 1 điểm dưới par, số điểm under par duy nhất trong cả tuần đấu. 

Jack Nicklaus sau đó cuối cùng đã giành chiến thắng trên đường đua của chính mình, dẫn trước Tom Weiskopf ba gậy vào năm 1975. Trong khi đó, Pete Dye bắt đầu sự nghiệp tại Đại sảnh Danh vọng Golf Thế giới khi xây dựng TPC Sawgrass, Whistling Straits và The Ocean Course tại Kiawah Island, cùng những thiết kế sân golf khác.

Harbour Town đã tạo nên sự nghiệp hiện tại của tôi,” Pete Dye chia sẻ. 

5. Khởi đầu cho sự nghiệp thiết kế của Alice Dye 

Trong khi Pete Dye và Jack Nicklaus cùng nhau hợp tác tại Harbor Town, Alice Dye, người đã thiết kế Crooked Stick Golf Club cùng với Pete vào năm 1964, vẫn là một tay golf nghiệp dư đang nổi. Cô đã vô địch Giải nghiệp dư nữ miền Bắc và miền Nam năm 1968, đại diện cho Hoa Kỳ tại Curtis Cup 1970 và vô địch U.S. Senior Women’s Amateur năm 1978 và 1979.

Khi thiết kế Harbor Town, Pete đã gặp khó khăn tại hố thứ 13. Ông ấy đã hình dung ra lộ trình chơi nhưng lại không có ý tưởng thiết kế. Đó chính là lúc mà Alice lấy một chiếc khăn ăn và phác họa một hình dogleg. Điều này khiến hố 13 trở thành hố nổi tiếng thứ hai mà Alice thiết kế trên một chiếc khăn ăn (Hố 17 tại TPC Sawgrass' Stadium Course là hố đứng vị trí đầu tiên).

Pete rất yêu thích ý tưởng của Alice và đã giao cho Alice phụ trách thiết kế hố này. Tiếp theo, bà đã thiết kế một bunker khổng lồ hình “tai chuột Mickey”cạnh green khiến hố 13 tại Harbor Town trở thành một trong những hố dễ nhận biết nhất trên PGA TOUR. Bà cũng chọn sử dụng ván gỗ bách, chứ không phải tà vẹt như các thiết kế điển hình của Pete Dye, để tạo cho bunker sâu nhưng vẫn có một vẻ ngoài sạch sẽ bên cạnh green.

Bunker hình tai chuột Mickey trên hố 13 Harbour Town

Với chiều dài 373 yard, hố 13 par 4 trông khá đơn giản trên yardage, nhưng thực tế, đây là một trong những hố đòi hỏi golfer khắt khe nhất trên sân. Cần phải có một cú đánh lên phía bên phải để tiếp cận green, được bảo vệ bởi bunker có bờ bằng cây bách ở phía trước và một bunker truyền thống hơn ở phía sau khu vực green. 

Mặc dù tên của Alice Dye sẽ không được tìm thấy trên scorecard của Harbor Town, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Alice trên sân Harbour Town, đặc biệt là tại bunker phía trước trên hố 13. Sau Harbour Town, Dye Designs được tín nhiệm giao thiết kế nhiều công trình khác. Cũng vì vậy mà Alice có thể đảm nhận vai trò lớn hơn, với việc tên tuổi của bà được gắn liền với TPC Sawgrass, Whistling Straits, Kiawah Island, PGA West và nhiều sân golf khác.

 

Thu Phương