Course rating, Slope Rating là gì? Tại sao Golfer nên biết về các chỉ số này?
08:30:00 19/03/2024

Người chơi sẽ có lúc nhìn thấy những chỉ số như Course rating, Slope rating trên sân golf hoặc được ghi trên thẻ ghi điểm. Nhưng những chỉ số đó là gì? Tại sao golfer nên biết những chỉ số này.

USGA đưa ra ba loại chỉ số Course rating, Bogey rating, Slope rating cho golfer xem để xác định độ khó của một sân.

Course rating

Course Rating là chỉ số mô tả độ khó của sân golf cho một “người chơi tiêu chuẩn” (Scratch golfer). Đó là golfer có điểm chấp bằng "0", không phải +1 hay 1. Không.

Nếu một sân có gậy chuẩn par-71 nhưng course rating bằng 72 thì 72 là số gậy một scratch golfer được dự kiến sẽ đánh được trong một vòng.

Bogey rating

Bogey rating là chỉ số thể hiện sự khó khăn của người chơi bogey (là người chơi có tỷ lệ trung bình một bogey mỗi hố).

Tương tự như course rating, nếu một sân có bogey rating là 72 có nghĩa là người chơi bogey được dự tính phải đánh 72 gậy để hoàn thành.

Slope rating

Slope rating là chỉ số thể hiện sự khó khăn của bogey golfer so với scratch golfer. Slope rating được thể hiện bằng số nguyên và thường dao động trong khoảng 55-155. Một sân golf có độ khó tiêu chuẩn sẽ có Slope rating là 113.

Tổng kết
Chỉ số điểm chấp (handicap index) thể hiện khả năng chơi của golfer. Nhưng một vài sân lại có độ khó cao hơn. Thế nên khi các golfer chơi ở các sân khác nhau chỉ số điểm chấp của họ được chuyển đổi thành điểm chấp khi chơi.

Đầu tiên chỉ số điểm chấp của golfer sẽ được điều chỉnh dựa theo slope rating của sân họ đang chơi. Thứ hai là sự khác biệt giữa course rating và par sẽ được tính vào.

Cụ thể điểm chấp của golfer trong một sân được tính như sau:

Handicap Index*(Slope rating/113) + (Course rating – Par)

Tại sao Golfer cần biết về các chỉ số này

Ở trên sân mà người chơi không quen việc hiểu course và slope rating là đặc biệt quan trọng để chọn những tee box phù hợp với họ. 

USGA khuyến nghị các sân golf nên thường xuyên cập nhật độ khó của sân. Với sân golf mới nên cập nhật 3 năm/lần trong 10 năm đầu, sau đó thì 10 năm/lần. 

Nhưng cũng có nhiều trường hợp sân golf có những trường hợp thay đổi lớn mà chưa đánh giá lại nên cũng có thể ảnh hướng tích cực hoặc tiêu cực đến điểm chấp của người chơi. Ví dụ các trường hợp: Thay đổi vị trí tee, thay đổi bề mặt và kích thước green, bỏ hoặc thêm hố cát cũng như chướng ngại vật, O.B, cây…. Đối với những trường hợp này thì phải yêu cầu tái đánh giá ngay.

Nguyễn Minh Hoàng