Hành trình tìm danh tính người được lấy tên cho Tiger Woods (Kỳ 3)
11:00:00 13/05/2020

Kỳ 1 - Kỳ 2

Lời cảnh báo

Tôi tiếp tục nhận thêm một bản fax từ ông Nghi.

Rất hân hạnh được nói chuyện với ông buổi sáng nay nhưng chúng tôi thật sự thất vọng vì ông đã cố gắng bỏ qua lời khuyên của chúng tôi”. Bản fax liệt kê ra các luật lệ mà tôi vi phạm, cộng thêm “chúng tôi có thể đưa ra nhiều bằng chứng hơn. Vì vậy, ông đã vi phạm các quy định của chúng tôi đối với hoạt động báo chí dành cho những phóng viên nước ngoài tại Việt Nam”.

Tuy nhiên, cân nhắc dựa trên thực tế rằng đây là chuyến thăm đầu tiên của ông cùng với mong muốn thể hiện sự thiện chí của chúng tôi, chúng tôi đồng ý để ông tiếp tục công việc ở Phan Thiết theo lịch trình nhưng trước hết ông phải liên lạc với chính quyền địa phương (ông Ky ở phòng đối ngoại) để nhận hướng dẫn và trợ giúp trong việc tập trung viết về các hoạt động sân golf ở Phan Thiết”.

Sau khi trả lời bằng một bản fax vô thưởng vô phạt, tôi thu thập lại những tấm hình cần thiết và cùng Thanh tiếp tục hành trình đến Mũi Né, nơi mà chúng tôi tìm thấy manh mối hữu ích đầu tiên.

Manh mối ở Mũi Né

Mũi Né là một làng chài nhỏ nằm gần Phan Thiết, nổi tiếng vì nước mắm giống như Hershey với sôcôla vậy. Tại điểm dừng thứ tư hay thứ năm gì đó, chúng tôi trò chuyện với một người bố, sau đó ông này nhờ con gái mình sang nhà hàng xóm kiếm một người tên Trinh.

Chồng của Trinh từng là một Thiếu tá”, ông ấy nói với Thanh bằng tiếng Việt. “Giờ ông ấy đang ở Mỹ. Có thể Trinh sẽ biết điều gì đó".

Khi con gái ông ấy trở lại, cô đi cùng một người phụ nữ mặt tròn như trăng, đầu đội chiếc nón lá đặc trưng cùng một bộ đồ ngủ màu vàng. Nụ cười của người đó như đèn lồng bí ngô vậy. Trước khi chúng tôi cất lời chào, Trinh nhìn thoáng qua tấm ảnh trên tay tôi và lập tức kêu lên: “Trung tá Phong”. Cô ấy là người đầu tiên nhắc đến tên ông ấy trước khi tôi làm thế trong các cuộc nói chuyện.

Trinh biết Phong rất rõ nhưng không biết ông ấy giờ thế nào và cho biết có thể chồng cô ấy biết. Chồng của Trinh đã được nhập cảnh vào Mỹ sau cuộc chiến.

Tôi không hiểu nước Mỹ”, Trinh giải thích vì sao mình không theo chồng. “Tôi hiểu rõ nơi đây. Ngoài ra tôi còn có quá nhiều hàng dừa ở đây”.

Trinh rời đi và sau đó quay trở lại cùng một tấm hình năm 1992, trong đó là ảnh chồng cô và con trai – dường như là thời điểm tốt nghiệp cấp ba ở Baton Rouge, Louisiana. Tôi không muốn nhận tấm hình này nhưng Trinh muốn coi nó như một lời tạm biệt. Tuy nhiên tôi nghĩ cô ấy muốn coi nó như một vật để đảm bảo lời hứa giữa chúng tôi, rằng tôi sẽ gọi cho chồng cô ấy và nói rằng “cô rất nhớ anh ấy”. Trinh đưa cho tôi số điện thoại của chồng tại Mỹ cùng với tên bà chủ nhà (ít ra Trinh và tôi đều hy vọng người đó chỉ là bà chủ nhà).

Bức tranh vẽ Phong thời trẻ được Trinh chú tâm theo dõi bằng ngón tay của cô ấy. Sau khi vuốt ve tấm tranh này, cô ấy thì thầm những câu gì đó với Thanh. “Cô ấy nói Trung tá Phong rất được hâm mộ tại thời điểm đó”.

Dù vậy khi nhìn vào bức phác họa Phong thời điểm này, Trinh bắt đầu khóc. “Vĩnh Phú”, cô ấy lặp lại từ này.

Tôi hỏi Thanh từ đó có nghĩa là gì. Anh ấy chỉ lắc đầu.

Dù sao chúng tôi cũng đã có manh mối và quyết định đến tòa thị chính để tìm ông Ky như lời căn dặn trước đó.

Một bãi biển ở tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Facebook)

Nguồn tin bí ẩn

Ông Phong mất rồi”, ông Huynh Quoc Tuan nói câu này đầu tiên và được lặp lại bởi Pham Hong Ky. Danh thiếp của cả hai đều ghi họ là “Cử nhân Anh Ngữ - Chuyên gia về Quan hệ Đối ngoại” và “Chuyên gia đối ngoại tỉnh Bình Thuận”. Họ bắt đầu đặt hoa cúc, ấm trà trên bàn và tiếp tục câu chuyện.

Vì sao ông ấy mất”, tôi hỏi.

Ông ấy mất năm 1986 sau 10 năm trong trại cải tạo”, ông Tuan nói. Đây là người trả lời chính cho cuộc trao đổi này.

Tôi hỏi vì sao ông ấy mất mà”.

Không biết”.

Những tưởng không thu hoạch được gì thì bất ngờ xuất hiện sau đó. Ngay khi vừa rời khỏi tòa nhà, một người đàn ông thứ ba (không có danh tiếp) nắm lấy cánh tay tôi và đưa tôi ra khỏi cổng, đến một góc có chiếc xe đậu sẵn. Trên xe là một người phụ nữ lớn tuổi và có vẻ đang run.

Không một lời giới thiệu, bà ấy cất tiếng vọng qua cửa kính xe, “Ông Phong đã đào ngũ năm 1974”.

Không thể có chuyện đó”, tôi nói.

Bởi gia đình ông Phong cần ông ấy”, bà ấy giải thích.

Ông ấy có mấy người con vậy?

Một đứa con trai”.

Ông ấy ít nhất phải có ba người con”, tôi nói. (Earl từng nói trong cuộc trò chuyện đầu tiên với tôi: “Một vợ và, có thể, ba đứa con. Tôi không nhớ có mấy người con trai nhưng có một đứa tôi nhớ rất rõ”).

Vợ ông ấy đang ở đâu?”, tôi hỏi.

Không biết”.

Động cơ xe bắt đầu nổ máy và rồi người phụ nữ ấy rời đi.

Cậu có tin bà ấy không?”, tôi hỏi Thanh sau vài phút suy nghĩ. “Có, tôi tin”, anh ấy trả lời. “Còn ông thì sao?”.

Tôi không biết nên tin vào gì nữa.

Ba mươi phần trăm”, tôi đáp.

Chơi golf ở Ocean Dunes

Trong những ngày tiếp theo, tôi dành thời gian chơi golf ở Ocean Dunes, sân golf do Faldo thiết kế ở Phan Thiết. Lúc này tôi có cảm giác như một thành viên của một đơn vị cảnh sát bí mật.

Vào ngày đầu tiên, cùng với những caddie nam và nữ ít kinh nghiệm, chúng tôi đã tổ chức một giải đấu nhỏ sôi động. Đây là một bộ phận ít ỏi người ở Việt Nam từng nghe về Tiger Woods.

Tổng giám đốc Cliff Friedman, một lao động nước ngoài người Mỹ, treo các giải thưởng: 4 USD và một nón, 6 USD và một áo T-shirt, 12 USD và một chiếc dù,… Khoảng thời gian này khá thú vị nhưng lại không có sự góp mặt của Thanh, người đã phải chạy xe về thành phố Hồ Chí Minh do kính chắn gió bị vỡ sau khi bị một quả dừa rơi trúng. Vì thế tôi phải thuê một chiếc xe khác trên đường phố, tài xế có tên Choa.

Trợ lý tổng giám đốc tại Ocean Dunes – một sân golf lý tưởng là một người thường được gọi là “Kit” bởi mọi người xung quanh. Năm 1980, khi Kit mới 16 tuổi, cậu ấy đã trở thành một thuyền viên. Một ngày nọ động cơ con thuyền nổ tung khiến cậu ấy và 49 người khác phải lênh đênh trên biển trong suốt bốn đêm đen tĩnh lặng.

Sân golf Ocean Dunes. (Ảnh: Thethao247)

Hài hước thay họ được cứu đến Malaysia bởi cướp biển Thái Lan, nhưng đổi lại là toàn bộ tài sản họ có. Cuối cùng Kit đến được Los Angesles, nơi mà cậu ấy sống nhiều năm ở khu vực Little Saigon. Tuy nhiên vì quá nhớ gia đình, Kit lại chọn trở về nhà.

Cậu nhớ điều gì nhất về L.A., Kit?”, tôi hỏi trong một buổi ăn sáng. Cậu ấy suy nghĩ một cách nghiêm túc trước khi đưa ra câu trả lời.

Three’s Company”, anh ấy nói về bộ phim sitcom nổi tiếng. “Chỉ bởi vì nó rất dễ hiểu ngay cả khi bạn không biết tiếng Anh”.

Đó cũng là ngày mà tôi gặp được Hoa, người về sau trở thành một phần quan trọng trong hành trình tìm kiếm. Tên cô ấy có nghĩa là “hoa” trong tiếng Anh, tuy nhiên tôi chỉ gọi cô ấy là “Flower”. Cô ấy cũng có thể chơi golf, cùng với người bạn đánh cặp là một doanh nhân ngành bán đồ ăn nhanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Đó là Peto, không phải người Việt Nam. Sau khi kết thúc vòng đấu, Flower, Peto và tôi trở về để ăn trưa và bắt đầu cuộc trò chuyện.

Và rồi tôi bắt đầu tập trung khi nghe cô ấy nhắc đến: “Vĩnh Phú”.

Hồi ức của Flower

Cha của Flower sinh năm 1929 (cùng năm sinh với Tiger Phong) tại tỉnh Bến Tre thuộc miền nam Việt Nam. Ở tuổi 17, ông gia nhập lực lượng kháng chiến chống lại người Pháp, theo học một trường cao đẳng nông nghiệp ở Hà Nội trước khi đi làm trang trại cừu ở tỉnh Vĩnh Phú (một tỉnh ở Việt Nam từ năm 1968 đến 1996, bao gồm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay).

Còn mẹ của Flower là một cô gái nông dân giản dị từ một ngôi làng hẻo lánh ở Vĩnh Phú. Bà ấy tên Liên. Khi Liên 14 tuổi, ông bà của cô đã định gả cô cho một chủ đồn điền giàu có để giải quyết nợ nần. Cô ấy đã chạy trốn đến một thị trấn lớn hơn trong tỉnh và làm việc trong một trang trại cừu. Ở tuổi 19, cô kết hôn với cha của Flower.

Cuộc hôn nhân này dẫn đến một bé trai ra đời, sau đó là một bé gái. Tuy nhiên ở lần mang thai thứ ba đã xuất hiện một rắc rối: đứa trẻ là con của một người đàn ông khác. Cha của Flower đã tha thứ cho Liên nhưng bà lại không thể tha thứ cho chính mình. Vì thế Flower lúc 5 tuổi đã phải đi cùng cha mình khi ông nhận công việc mới ở một trường đại học thuộc tỉnh khác. Mẹ và anh trai của Flower vẫn ở lại Vĩnh Phú, nơi mà Liên trở thành một giáo viên ở trường tiểu học.

Chiến tranh xảy ra khiến Flower và cha mình phải rời khỏi tỉnh và công việc để vào rừng. Khi Flower 11 tuổi, một người lính miền Bắc dừng chân ở chỗ họ để xin nước uống. Rất tình cờ, người này biết Vĩnh Phú. Hơn nữa, anh ấy còn từng nghe nhắc về một cô giáo tên Liên. Flower cầu xin người này mang một tin nhắn đến với mẹ của cô ấy.

Một năm sau, người lính này trở lại cùng với một câu trả lời. “Đó là một bản đồ”, Flower nói trong sự vui mừng khi nhớ về quá khứ. “Bà đã cho tôi biết cách để trở về nhà”.

Khi chiến tranh kết thúc, Flower mới chỉ 13 tuổi và cô đã quyết định trở về nhà mẹ ở Vĩnh Phú. Ở đây họ biết một trại cải tạo ẩn sâu trong rừng bởi dì của Flower làm việc trong đó, ngoài ra còn có một người anh họ bên nội bị giam tại đây.

Một ngày nọ, vì muốn đến thăm dì của mình, Flower đã đi cùng một người bạn của mẹ cô trong một chuyến đi xe đạp dài 26 cây số.

Chúng tôi đã băng qua một số con suối, không sâu lắm nhưng rất rộng, buộc cả hai phải vác xe đạp của mình lên vai. Sau vài giờ đồng hồ, chúng tôi cuối cùng đã đến được trải. Bạn của mẹ tôi không muốn vào trong nên chúng tôi tạm biệt nhau ở đó. Đứng ở cổng trước, tôi ngập ngừng nhìn xung quanh trước khi bước vào. Ánh mắt tôi chạm đến những tù nhân đang làm việc trong các ruộng lúc, trong khi một số khác đang tập hành quân”.

Cô nhanh chóng tìm thấy người dì của mình và cả hai đi vào một túp lều gần nơi mà người anh họ đang làm việc. Cuộc hội ngộ diễn ra trong bí mật.

Cậu ấy rất gầy”, Flower nhớ lại. “Tôi giới thiệu về mình và cho biết dù anh ấy chưa từng gặp cha và gia đình chúng tôi, chúng tôi vẫn yêu quý anh ấy. Trong thời gian ở đó anh ấy đã chia sẻ những câu chuyện trong khoảng thời gian ở trại, chủ yếu nói về việc anh ấy nhớ gia đình, vợ con bên cạnh những sự kiện diễn ra trong trại”.

Và từ những câu chuyện này, tôi có thêm thông tin về Tiger Phong.

(Còn tiếp)

Hành trình tìm danh tính người được lấy tên cho Tiger Woods (Kỳ 2)

vNewsToday